Tín nghĩa là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm sơn Sport Master tại Việt Nam EN

Kích thước, bản vẽ thiết kế và cách vẽ sân bóng chuyền tiêu chuẩn

Thông tin kích thước sân bóng chuyền tiêu chuẩn thi đấu cho nam nữ dưới đây được tham khảo lại từ luật thi đấu của liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB).

Trên thực tế, khi chơi bóng chuyền để giải trí hoặc rèn luyện sức khỏe thì chúng ta không cần thiết phải có cho mình sân bóng chuyền có kích thước đạt chuẩn. Tuy nhiên, khi tham gia tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền chuyên nghiệp thì sân bóng chuyền có kích thước chuẩn là vô cùng quan trọng. Kích thước sân bóng chuyền chuẩn sẽ giúp trận đấu diễn ra đúng luật định, đảm bảo công bằng và dễ dàng tìm ra độ chơi chiến thắng khi thi đấu.

Kích thước sân bóng chuyển chuẩn

Theo quy định của Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế (FIVB), sân thi đấu bóng chuyền tiêu chuẩn là một sân đấu có hình chữ nhật và đối xứng hai bên thông qua đường giữa sân. Kích thước sân bóng chuyền đạt tiêu chuẩn thi đấu có chiều dài 18m, chiều rộng 9m và xung quanh phải rộng ít nhất 3m về tất cả mọi phía. Kích thước sân được đo tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.

Kích thước, bản vẽ thiết kế và cách vẽ sân bóng chuyền 1

Luật thi đấu bóng chuyền cũng nêu rõ, tiêu chuẩn các đường kẻ trên sân có độ rộng chính xác là 5cm và phải có màu sắc khác hẳn với màu nền sân (thường dùng màu trắng hoặc màu vàng). Một sân bóng chuyền tiêu chuẩn khi vẽ sẽ gồm có các đường kẻ sau:

  • Đường giữa sân hay còn gọi đường chia đôi sân là đường giới hạn phân giữa khu vực sân của đội này với khu vực sân của đội khác.
  • Đường tấn công là đường kẻ trên sân cách đường giữa sân về mỗi bên 3m. Với những sân bóng chuyền thi đấu thì đường giữa sân được kéo dài thêm từ các đường biên dọc mỗi bên 5 vạch ngắt quãng, mỗi vạch dài 15cm, cách nhau 20cm và tổng độ dài là 175cm (như hình bên trên).
  • Đường biên ngang hay còn gọi là đường cuối sân có chiều rộng 9m mỗi bên sân.
  • Đường biên dọc có chiều dài 18m mỗi bên và phần kéo dài biên dọc dài 15cm, cách biên ngang 20cm (như hình ở trên).

Các khu vực chiến thuật trên sân bóng chuyền

  • Khu vực tấn công hay khu trước ở mỗi bên sân được giới hạn bởi đường tấn công và đường giữa sân.
  • Khu vực phòng thủ hay khu sau ở mỗi bên sân được giới hạn bởi đường tấn công và đường biên ngang.
  • Khu vực phát bóng được giới hạn bởi biên ngang và hai vạch kéo dài của đường biên dọc.
  • Khu thay người được giới hạn bởi hai đường kéo dài của đường tấn công đến bàn thư ký.
  • Khu vực tự do được tính từ các đường biên trở ra ít nhất 3m. Đối với khu tự do của các cuộc thi đấu thế giới tiêu chuẩn FIVB thì chiều rộng tối thiểu phải đạt 5m tính từ đường biên dọc và 8m tính từ đường biên ngang.
  • Khu khởi động. Mỗi góc sân của khu tự do có một khu khởi động có kích thước 3 x 3m.
  • Khu phạt. Mỗi bên sân của khu tự do, trên đường kéo dài của đường biên ngang và ở sau ghế ngồi của mỗi đội có một khu phạt có kích thước 1 x 1m.
  • Khoảng không tự do là khoảng không gian trên khu sân đấu không có vật cản nào tính từ mặt sân trở lên ít nhất 7m.

Cách vẽ sân bóng chuyền tiêu chuẩn thi đấu

Chuẩn bị dụng cụ

  • Một mặt sân phẳng có kích thước nhỏ nhất là 24 x 15m (dài x rộng). Do khoảng trống xung quanh sân ít nhất rộng 3m về tất cả mọi phía.
  • Một thước dây có chiều dài 30 hoặc 50m.
  • Vài cuộn băng dính dán được nền sân.
  • Một xô nước vôi hoặc sơn.
  • Một con lăn sơn loại bé hoặc cây chổi quét sơn loại bé.
  • Tốt nhất nên có 2 người trở lên sẽ dễ làm hơn.

Hướng dẫn chi tiết cách vẽ sân bóng chuyền

  • Trước hết, bạn cần xác định được trọng tâm của mặt phẳng sân, nếu mặt phẳng sân là hình chữ nhật bạn chỉ cần nối hai đường chéo của hai góc hình chữ nhật, chúng cắt nhau ở đâu đó là trọng tâm.
  • Xác định trọng tâm xong, bạn sẽ dựng được đúng kích thước của sân bóng chuyền và cũng xác định được vị trí đặt cột lưới.
  • Tiếp theo các bạn dùng thước đo để vẽ đường giữa sân và đường tấn công như mô hình sân bóng chuyền ở trên.
  • Do độ rộng của vạch kẻ sân lên đến 5cm (khá rộng) nên bạn cần xác định được góc trong và góc ngoài của mỗi đường kẻ, dùng bút hay mực đậm để đánh dấu vị trí của từng góc. Sau đó bạn dùng băng dính, dán vào 2 mép bên của đường và dùng con lăn để lăn sơn hoặc nước vôi đẩy dọc theo.
  • Cuối cùng, khi sơn đã khô bạn chỉ cần gỡ phần băng dính ra là đã hoàn thành bước vẽ sân bóng chuyền.

Kích thước, bản vẽ thiết kế và cách vẽ sân bóng chuyền 2

Bạn cần thi công/ sơn sân bóng chuyền? Hãy liên hệ Tín Nghĩa

Tín Nghĩa chuyên thi công và cung cấp các loại sơn sân thể thao (sân tennis, sân bóng rổ, sân bóng chuyền...) chuyên nghiệp. Tín Nghĩa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, sửa chữa, sơn sân thể thao với các dự án trên toàn quốc.

Tham khảo: Giá sơn sân thể thao

Liên hệ mua sơn/ thi công/ sửa chữa sân tennis: 0942.113.207

Banner sơn Master Court
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây